• Tro bay flyash phụ gia bê tông RCC Thuỷ điện Trung Sơn
    Tro bay flyash phụ gia bê tông RCC Thuỷ điện Trung Sơn
  • Cấp tro bay thuỷ điện Nam Theun 1 - Lào
    Cấp tro bay thuỷ điện Nam Theun 1 - Lào
  • Thi công bê tông đầm lăn (RCC) tại Thủy điện Xekaman 1
    Thi công bê tông đầm lăn (RCC) tại Thủy điện Xekaman 1
  • Hồ Định Bình Việt Nam
    Hồ Định Bình Việt Nam
  • Thi công bê tông RCC tại Thủy điện Lai Châu
    Thi công bê tông RCC tại Thủy điện Lai Châu
  • Thủy điện Xekaman 1
    Thủy điện Xekaman 1
  • Khánh thành thủy điện Sơn La, Việt Nam
    Khánh thành thủy điện Sơn La, Việt Nam
  • Sơ đồ nguyên lý tuyển nổi tro bay SCL - FLY ASH
    Sơ đồ nguyên lý tuyển nổi tro bay SCL - FLY ASH
  • Thủy điện Trung Sơn
    Thủy điện Trung Sơn
  • Sản xuất tro bay bằng công nghệ tuyển ướt - xấy khô
    Sản xuất tro bay bằng công nghệ tuyển ướt - xấy khô
  • Tro bay SCL - FLY ASH tại Thủy điện Lai Châu
    Tro bay SCL - FLY ASH tại Thủy điện Lai Châu
  • Vận tải tro bay bằng xe bồn
    Vận tải tro bay bằng xe bồn

Tin tức

Tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than: Xử lý như thế nào?

(Xây dựng) - Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, với những đặc điểm về vị trí địa lý, tính chất hoá học cũng như nhu cầu của thị trường đối với tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, việc tiếp cận theo từng cụm nhà máy nhiệt điện, sẽ giúp chúng ta đưa ra được phương án xử lý và tiêu thụ tro xỉ tối ưu nhất.

gạch aac, gạch không nung, vữa khô, tro bay

Sản xuất gạch AAC tại Cty CP Sông Đà. Ảnh: Cao Cường


Bài toán cần lời giải đáp


Trước tiên, cần phải khẳng định rằng, không phải tro xỉ của nhà máy nhiệt điện than nào cũng có thể dùng được ngay, thậm chí nếu có thể dùng được ngay nhưng chi phí vận chuyển từ nơi phát thải đến nơi tiêu thụ quá tốn kém thì DN cũng không mặn mà. Đó là chưa kể, có những nơi người ta “tranh” mua với giá cao đến gần 100.000 đ/tấn tro xỉ chưa qua tuyển, trong khi đó, có nơi khác muốn cho không thì DN và người dân lại không lấy.

Từ nhiều năm nay, ngành Xây dựng đã đưa ra rất nhiều đề tài, giải pháp, các sản phẩm sử dụng tro xỉ như bê tông, xi măng, san lấp, gạch không nung… Thế nhưng số lượng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện thải ra hàng năm được sử dụng cho các mục đích này chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn.

Theo thống kê của Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), tính đến thời điểm hiện nay số lượng tro xỉ thạch cao của các nhà máy nhiệt điện than thải ra hàng năm khoảng 14,4 triệu tấn. Đến năm 2022, con số này sẽ là 29 triệu tấn/năm, với tổng số 43 nhà máy được đưa vào hoạt động. Trong khi đó, khả năng tiêu thụ tro xỉ của các nhà máy này còn rất hạn chế. Theo tính toán của các cơ quan chức năng cũng như DN xử lý tro xỉ, hiện mỗi năm có khoảng 3 - 4 triệu tấn tro xỉ được sử dụng vào các mục đích như: Bê tông đầm lăn, xi măng, trạm trộn bê tông tươi, gạch không nung,… trong đó chủ yếu là dùng cho bê tông đầm lăn. Tuy nhiên, việc phát triển các nhà máy thuỷ điện tại Việt Nam đã đến hạn, nên khả năng sử dụng cho bê tông đầm lăn không còn, do đó, việc tiêu thụ tro xỉ sẽ giảm đáng kể nếu như chúng ta không đưa ra được những giải pháp phù hợp để sử dụng được nhiều tro xỉ hơn.

Bên cạnh đó, người dân cũng như nhiều chủ đầu tư vẫn có thói quen sử dụng các sản phẩm nung từ đất, như gạch đỏ, né tránh sử dụng VLXD không nung được sản xuất từ tro xỉ, nên số lượng VLXD không nung được sản xuất từ tro xỉ còn rất hạn chế.

Giải pháp cụ thể với từng cụm nhà máy

Nếu như Chính phủ quan tâm đến hiệu quả xử lý môi trường thì nhà đầu tư, DN quan tâm đến hiệu quả kinh tế kỹ thuật. Do đó, chúng ta cần có giải pháp để Chính phủ cũng như nhà đầu tư, DN “gặp” nhau. Chính phủ đang tạo điều kiện, cơ chế tốt để nhà đầu tư, DN chuyển hoá thành lợi ích kinh tế. Tại Nhiệt điện Vĩnh Tân, đơn vị này đang cho không tro xỉ của nhà máy, nhưng vẫn chưa có đơn vị nào tiêu thụ được tro xỉ của các nhà máy này. Như vậy, vấn đề đặt ra là bài toán hiệu quả kinh tế kỹ thuật.

Ông Trần Bá Việt - Phó viện trưởng Viện KHCN Xây dựng (IBST) đưa ra giải pháp, quy hoạch các nhà máy nhiệt điện than cũng như các nhà máy sản xuất xi măng đã có đầy đủ, cần dựa vào để đưa ra những giải pháp phù hợp. Có thể chia thành các cụm tuyến, khu vực như: Duyên Hải, Long Phú, Vĩnh Tân, Phả Lại, Nghi Sơn, Thái Bình…

Cụ thể, đối với cụm tuyến nhiệt điện Duyên Hải (EVN), Long Phú (PVN) không gần các nhà máy sản xuất xi măng, trong khi đó đây lại là khu vực có nền đất yếu, do đó IBST dự kiến xây dựng đề tài sử dụng tro xỉ cho san lấp, sử dụng hết số lượng tro xỉ của hai nhà máy này thải ra hàng năm để san lấp trong vòng bán kính 200km. Hiện IBST đang chuẩn bị cho san lấp một khu đô thị trên quy mô 1km2, hết khoảng 2 triệu tấn. Dự án này cũng là cơ sở để IBST thí điểm làm tiêu chuẩn quản lý nhà nước về vấn đề sử dụng tro xỉ cho san lấp. Tiếp sau dự án này, IBST sẽ mở rộng triển khai cho các khu vực lân cận và khu vực tỉnh Long An, TP.HCM. Việc sử dụng tro xỉ cho san lấp mặt bằng sẽ có thể tiêu thụ được số lượng lớn tro xỉ.

Đối với khu vực Vĩnh Tân, gần với TP.HCM, là đô thị phát triển mạnh về thị trường BĐS và VLXD, do đó IBST sẽ có 2 dự án, một là dự án sản xuất bê tông rỗng và gạch rỗng phục vụ cho thị trường TP.HCM, hai là sử dụng tro bay ướt cho bê tông cấp phối. Cả 2 dự án này của IBST đều được tính toán kỹ lưỡng, đạt được hiệu quả kinh tế trên cơ sở thành phần hoá của tro xỉ, đoạn đường vận chuyển, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Vấn đề xử lý tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than đang được Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng như Bộ Công Thương quan tâm, chỉ đạo sát sao. Kỳ vọng, các DN phát thải cũng như các nhà đầu tư khẩn trương vào cuộc, không nên “chờ đợi”, “cầm chừng” hơn nữa, như lo lắng của một lãnh đạo ngành Xây dựng khi thấy đã qua thời gian gần 1 năm nhưng nhiệt điện Vĩnh Tân hay Long Phú vẫn chưa quyết định lựa chọn được chủ đầu tư cùng gánh trách nhiệm xử lý tro xỉ do chính các nhà máy này phát thải ra, mặc dù có rất nhiều chủ đầu tư quan tâm.

Theo Kim Thanh báo Xây dựng.

Tin tức